Chùa Nành
Chùa Cả, chùa Pháp Vân
Video1 |
Video1 |
Chua Nanh Ninh Hiep |
|
Tổng quan
Chùa Nành (Pháp Vân cổ tự), tọa lạc tại làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội được khởi dựng vào thời Lý. Theo truyền thuyết, đây là một trong bốn ngôi chùa thờ Tứ Pháp vào loại lớn nhất ở miền Bắc nước ta.
Làng Nành tên chữ là Phù Ninh, trước cách mạng tháng Tám, làng thuộc Tổng Hạ Dương, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tổng Hạ Dương còn được gọi là tổng Nành. Chùa làng Nành là một ngôi chùa lớn, cũng được xem là chùa của tổng Nành. Chùa lớn nên người dân địa phương còn gọi là chùa Cả và tên ghi trong Phả ký của chùa là Đại Thiền, còn trên bia cổ, chuông đồng và khánh đồng đều ghi tên chữ là Pháp Vân tự.
Theo bản Phả Ký chùa Đại Thiền này, vào thời Tiền Lê có rước tượng Pháp Vân từ chùa Dâu về thành Đại La để làm lễ cầu đảo. Sau khi trời đã cho mưa thuận bèn rước trả lại chùa Dâu, nhưng đến chùa Dâu thì không thấy tượng đá Thạch Quang đâu nữa. Bỗng trong chùa làng Nành có ánh sáng lạ, thì ra trên chạc cây mận ở vườn chùa có pho tượng đá. Dân làng dựng ngôi đền và rước tượng vào thờ, còn cây mận ở vườn chùa được hạ xuống tạc thành tượng Pháp Vân, từ đó những cuộc cầu đảo ở chùa này rất linh ứng. Như vậy chùa Làng Nành có nguồn gốc từ rất lâu đời và có thể nói là một trong những trung tâm của Phật giáo Cổ Pháp.
Chùa đã qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được đường nét cổ kính trong kiến trúc và điêu khắc. Với sự kết hợp đền Thần với chùa Phật, nhân vật trung tâm ở đây là bà Nành đã hoá thành cả Phật và Pháp Vân, khuôn viên chùa Nành không mở đầu bằng tam quan mà bằng toà ngũ môn giống như một nghi môn ở các đền. Toà ngũ môn chùa Nành được xây dựng khoảng đầu thế kỉ XX, là một khối vuông bề thế, dàn ra, vươn cao ở tầng lầu phía trên, khẳng định một diện mạo của một làng văn hiến. Sau ngũ môn là một sân rộng để tôn lên những dãy nhà của khu Tam Bảo. Hai bên ngũ môn là hai dãy nhà năm gian, dãy bên trái dành cho các quan chức, dãy bên phải dành cho tuần đinh. Hai bên của toà tiền đường cũng có hai dãy nhà ba gian, dãy bên trái dành cho thủ cờ, dãy bên phải dành cho thủ vật. Hai bên sân còn hai dãy hành lang dài bảy gian, đều để dựng bia trong đó có một tấm bia được dựng từ thế kỉ XVI nói về các quận công, đại thần, công chúa nhà Mạc mở mang cảnh chùa và làm ba pho tượng tam thế, chín tấm bia hậu Phật dựng vào thế kỉ VIII.
Phía sau sân mới thực sự là khu kiến trúc tôn giáo được dàn ra theo kiểu chữ Công nằm lọt trong chữ Quốc, gồm toà tiền đường ở phía trước và hậu đường ở phía sau, hai bên là hai dãy hành lang dài. Chính trong lòng của khu chữ quốc này là khu Tam bảo với kiến trúc chữ công gồm hai dãy nhà ba gian được nối với nhau bằng một dãy nhà chạy dọc năm gian. Toà thiêu hương chạy dọc được ngăn làm ba gian trong làm điện thờ Bà Nành/ Pháp Vân nhưng không tách biệt mà liền không gian với thượng điện theo nguyên tắc bố cục tiền Thần hậu Phật như thường gặp trong các chùa thuộc hệ thống Tứ Pháp.
Chùa Nành đã được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia năm 1989. Chùa Nành hiện còn lưu giữ được nhiều di vật của thế kỷ XVII, XVIII, như chuông đồng đúc năm 1653, khánh đồng đúc năm 1733, ba tấm bia đá cùng nhiều pho tượng gỗ phủ sơn rất quý như bộ tượng Tam Thế Phật (tượng cao 0,80m, tòa sen và đế cao 0,70m), tượng Tuyết Sơn (cao 0,73m), tượng Bát bộ Kim Cang (cao 1,56m), tượng Thập Điện Minh Vương (cao 1,35m), tượng Thập bát La Hán (cao 1,08m), tượng Bà Nành... Trong đó, bộ Tam Thế vừa có giá trị nghệ thuật cao vừa có niên đại sớm, niên đại thế kỷ 16.
Chùa Nành không chỉ mang giá trị lịch sử bởi công trình Phật giáo độc đáo, mà còn chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Năm 1907, chính tại Ninh Hiệp, chi hội của phong trào Đông Kinh nghĩa thục do cụ Cử Huyên đứng đầu đã được thành lập. Đây là trung tâm truyền bá tư tưởng yêu nước và canh tân của cả vùng Bắc Ninh. Cũng tại chùa Nành, các đồng chí Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng và nhiều cán bộ lão thành cách mạng khác đã đặt cơ sở cách mạng từ 1942 đến 1945.
Hội chùa Nành cũng là một trong những lễ hội đặc sắc ở Hà Nội hiện nay bởi những nét sinh hoạt văn hóa mang đậm đà bản sắc. Hội được tổ chức từ mồng 4 đến mồng 6 tháng 2 (Âm lịch) hằng năm. Tại hội chùa, các trò chơi dân gian được tổ chức sôi nổi như: bơi thuyền, thi nấu cơm, thi nâng cây phan. Cây phan là một bó khoảng 60 cây tre để nguyên cả thân và ngọn. Dân chúng tin rằng, cuộc sống ấm no của cả làng phụ thuộc nghệ thuật nâng cây phan. Sau các nghi lễ là các trò chơi khác thể hiện tín ngưỡng, như cầu mưa, cầu nước, cầu phồn thực của cư dân với nền nông nghiệp lúa nước ở đồng bằng sông Hồng. (Nguồn: Hà Bình)
Toạ độ
Hình ảnh
[xem cả trang] [Google Images]
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
© Tấm bia “Pháp Vân tự bi” niên hiệu Diên Thành thứ 6 (1583) cho biết: chùa được các hoàng thân nhà Mạc cùng nhân dân... Image by vietlandmarks.com |
© Tấm bia trong cùng bên phải bị đồ đồng nát bủa vậy :$ Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
© Bia thời Mạc nên hình tượng rồng vẫn ảnh hưởng thời Lê sơ Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
© Chân bia bị sứt mảng lớn do dân va đập đồ đạc vào :$ Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
© Đồ đạc lộn xộn, rất bức xúc ! Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
© Chúng tôi lấy chổi quét dọn Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Image by vietlandmarks.com |
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
Lý Chiêu Hoàng, Ninh Hiệp, Gia Lâm, Bac Ninh province, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2012-09-27 07:56:08 |
Các thành viên |
|
|
|
(653 m) |
(1.33 km) |
(1.49 km) |
(2.19 km) |
(2.21 km) |
(2.95 km) |
(2.98 km) |
(3.02 km) |
|