Chùa Lạc Thị
Tổng quan
Thôn Lạc Thị trước năm 1945 là xã Lạc Thị, tổng Cổ Điển, huyện Thanh Trì, sau thuộc xã Việt Hưng, rồi xã Ngọc Hồi. Lạc Thị có tên nôm là Giả Chợ. Đình, chùa Lạc Thị có từ lâu đời, hiện nay tại chùa còn tấm bia cổ năm 1716. Đình chùa đã qua nhiều lần trùng tu vào các năm Cảnh Hưng thứ 44 (1753), Minh Mạng thứ 6 (1825), Bảo Đại thứ 9...
Đình Lạc Thị thờ Tô Hiến Thành và vợ là Lã Thị Dung. Tô Hiến Thành hiệu là Phi Diên, người làng Hạ Mỗ, trấn Sơn Tây, đỗ thái học sinh năm Mậu Ngọ (1138) dưới triều Lý Anh Tông. Vua Lý Thần Tông có hai con trai là Thiên Lộc và Thiên Tộ. Thần Tông mất, triều đình tôn thái tử Thiên Tộ mới 3 tuổi lên làm vua, hiệu là Anh Tông. Lê Thái hậu lại tư thông với Đỗ Anh Vũ, do đó Anh Vũ ngày càng lộng quyền. Các quan Vũ Đái, Nguyễn Dương, Nguyễn Quốc và Dương Tự Minh bàn mưu trừ khử Anh Vũ. Việc bại lộ, tất cả đều bị Anh Vũ giết hại. May thay, triều đình lúc đó có Tô Hiến Thành và nhiều bề tôi giỏi, trung thành nên tham vọng của Đỗ Anh Vũ đã bị chặn lại. Tô Hiến Thành chẳng những giúp vua đánh đông dẹp Bắc, mà còn kén chọn người tài giỏi ra giúp nước. Ông được người đương thời ví như Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, cuộc đời ông là một bài ca giữ nước.
Ông được vua Lý Anh Tông phong làm Thái phó bình chương quân quốc trọng sự, gia phong tước vương và uỷ thác việc dạy dỗ thái tử Long Cán (sau làm vua Lý Cao Tông).
Đình Lạc Thị mặt bằng hình chữ “đinh”, 5 gian Đại bái, làm kiểu tường hồi bít đốc, Hậu cung 3 gian.
Chùa Lạc Thị có tên chữ là Linh Quang tự nằm kề đình.
Chùa có Tam quan, sân, Tam bảo, Tiền đường 3 gian, Hậu cung 2 gian. Trong đình, chùa còn giữ được nhiều hiện vật và các mảng chạm, trang trí thế kỷ XVIII, XIX. Hàng năm, làng tổ chức hội vào ngày mất của ngài (12 tháng sáu âm lịch) để tưởng nhớ công lao.
Đình và chùa Lạc Thị đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1990./. (Nguồn: Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01)
Toạ độ
CHÙA LÀNG LẠC THỊ
Linh Quang tự, thường được gọi theo tên làng là Lạc Thị, thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Giả Chợ là tên Nôm của làng, có lịch sử rất lâu đời, từ thời Lý đã sinh ra bà Lã Thị Dung là phu nhân của Thái úy Tô Hiến Thành, làng phụng thờ Thái úy và phu nhân làm thành hoàng từ khi nhị thánh hoá thần!
Chùa Lạc Thị hiện còn 10 tấm bia đá thời Lê - Nguyễn, trong đó có tấm bia hậu tạc khắc chân tượng. Rất tiếc khi đến thăm di tích thấy những tấm bia để ở góc sân mà chồng đống lên nhau. Tấm bia cổ nhất của chùa dựng năm 1716, cũng đã nói về việc trùng tu chùa cảnh, về sau lại có đợt trùng tu cuối cùng vào thời Lê được khắc trên bia năm Cảnh Hưng 44 (1752). Hai đợt trùng tu vào thời Nguyễn là các năm Minh Mạng thứ 6 (1825) và Bảo Đại thứ 9.
Trải qua nhiều biến động, chùa cảnh suy tàn, gần đây chùa được nhà sư trụ trì cùng toàn dân Lạc Thị, tín thí thập phương, chẳng tiếc tiền của, chẳng quản công sức tô thiết tượng Phật, trang nghiêm ngôi già lam cổ tích. Toà ngang dãy dọc khang trang, Tam bảo huy hoàng cảnh sắc, công đức truyền nối của lịch đại tổ sư lại một lần nữa được hậu học xiển dương. Chuông chiều, khánh tối, mõ khua, kinh kệ tứ thời tụng niệm, Phật pháp hưng long cũng từ những nơi tự viện như thế!
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
|
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2024-06-19 00:25:16 |
Các thành viên |
|
|
|
(1.10 km) |
(1.96 km) |
(2.47 km) |
(2.47 km) |
(2.68 km) |
(2.58 km) |
(3.20 km) |
(3.53 km) |
|