Đình Mọc Giáp Nhất
Tổng quan
Đình Giáp Nhất, hay đình làng Giáp Nhất (còn được gọi là đình thôn Lý), thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đình đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc Gia năm 1992. Đình thờ Thành hoàng làng là Phùng Luông – vị tướng đã cùng người anh hùng dân tộc Phùng Hưng chống bọn đô hộ nhà Đường. Đình Giáp Nhất là 1 trong những địa điểm diễn ra lễ hội 5 làng Mọc. Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia lễ hội 5 làng Mọc được tổ chức hàng năm vào ngày 11 tháng Hai, nhằm rước các Thánh du xuân và thưởng lãm cảnh quan 5 làng và cầu cho quốc thái dân an.
Phùng Luông là cháu của Bố Cái Đại vương Phùng Hưng. Ông là một trong số những người đi theo Phùng Hưng suốt cuộc khởi nghĩa cho đến ngày thắng lợi. Sau khi ông mất, dân làng Giáp Nhất đã lập đền thờ và tôn làm Thành hoàng làng để tưởng nhớ công lao của ông với dân với nước. Hằng năm, vào ngày 12 tháng Giêng, dân làng lại tổ chức tế lễ Thành hoàng rất trang trọng. Trải qua các triều đại Phong kiến, Phùng Luông luôn được sắc phong là Thượng đẳng phúc thần. Ngoài tướng Phùng Luông, tại đình Giáp Nhất còn thờ hoàng hậu Phạm Thị Uyển (vợ của vua Mai Hắc Đế) cùng hai người em trai là Phạm Miện và Phạm Huy -những người có công lao với đất nước đánh giặc ngoại xâm, thời Phùng Hưng.
Đình Giáp Nhất được xây dựng trên thế đất cao, hình con voi, bốn ao xung quanh là 4 chân voi, 2 gò là tai voi, còn vòi voi là bờ ruộng trước đình kéo dài ra sông Tô Lịch, uốn lượn phía trước. Đình ngày nay nằm ở bờ Nam sông Tô Lịch, nhìn hướng Đông – Đông Bắc, trên phố Giáp Nhất, phường Nhân Chính.
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đình Giáp Nhất là nơi hội họp, nuôi dưỡng cán bộ, chuyển tiếp thương binh. Ngôi đình đã bị giặc Pháp đốt cháy, chỉ còn cổng đình được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Khu di tích đình Giáp Nhất ngày nay được xây dựng trên nền đất cũ, gồm có sân, giếng, ao đình, miếu thờ thần, bậc thềm đá, đại bái, hậu cung và nhà oản. Điều đáng quý là trải qua thăng trầm của lịch sử, nhất là chiến tranh, nhưng Nhân dân làng Giáp Nhất vẫn giữ được một số hiện vật quý, đó là: Ba bia đá, trong đó có tấm bia “Hậu thần” khắc năm 1812 và một tấm bia khắc năm 1892, nhiều chân đá tảng cột đình, phiến đá lát thềm có kích thước lớn; hai nhang án gỗ lớn, một Ngai thờ chạm rồng cuốn đẹp; một quả chuông nhỏ cùng nhiều đồ thờ có giá trị khác từ ngôi đình cũ.
Toạ độ
ĐÌNH GIÁP NHẤT
Phùng Luông đại vương phù tá Bố Cái đại vương Phùng Hưng từ thuở hàn vi đến ngày thắng lợi, sau khi ông mất, dân làng Giáp Nhất đã lập đền thờ và tôn làm Thành hoàng. Hằng năm, vào ngày 12 tháng Giêng, dân làng mở hội tưởng nhớ, đền thờ ông nay chính là đình thôn Lý hay còn gọi là đình Giáp Nhất, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ngoài tướng Phùng Luông, tại đình Giáp Nhất còn thờ hoàng hậu Phạm Thị Uyển là vợ của Mai Hắc Đế cùng hai người em trai là Phạm Miện và Phạm Huy đều cùng làm bộ tướng dưới trướng Phùng Hưng.
Gọi Giáp Nhất bởi thôn Lý là thôn "anh cả" trong 5 làng kẻ Mọc - Nhân Mục Môn gồm: Giáp Nhất, Quan Nhân, Cự Lộc, Chính Kinh và Phùng Khoang. Bởi có chung chạ về nguồn gốc nên các làng Mọc có một lễ hội chung, 5 năm tổ chức một lần, các làng sẽ rước thánh làng mình đến làng đăng cai để đóng đám. Đến 2030, thôn Lý sẽ đăng cai lễ hội 5 làng Mọc, đóng đám tại đình Giáp Nhất.
Đình Giáp Nhất, vừa được trùng tu mới do đình cũ đã bị giặc Pháp phá hủy chỉ còn một vài hiện vật vương vãi. Đình nhìn ra sông Tô Lịch, bên kia là đường Láng và ga tàu điện trên cao nên rất tiện lợi giao thông cũng như có cảnh quan thoáng đãng.
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
|
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2025-04-06 00:34:33 |
Các thành viên |
|
|
|
(629 m) |
(637 m) |
(671 m) |
(773 m) |
(1.03 km) |
(1.02 km) |
(1.13 km) |
(1.25 km) |
|