Landmarks

Chùa Phật Tích

Vạn Phúc tự

Xem sản phẩm tại Triển lãm VR3D.

Mô hình 3D

Mô hình 3D
Video1
TƯỢNG PHẬT A DI ĐÀ CHÙA PHẬT TÍCH - TIÊN DU - BẮC NINH ( phần 1 )

Tổng quan

Chùa Phật Tích (Phật Tích tự 佛跡寺) còn gọi là chùa Vạn Phúc (Vạn Phúc tự 萬福寺) là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam. Chùa Phật Tích được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]

Tháp Viên Minh nơi lưu giữ xá lợi Đệ tam Tổ thiền phái Tào Động - Từ Sơn Hành Nhất (1681-1737) tại chùa Quảng Nghiêm, chùa Phật Tích
-----------------------------------
Trước hết là việc phát hiện văn bia trên ngôi tháp Viên Minh tại chùa Vạn Đức (Quảng Nghiêm thiền tự). Bài vị đá trong lòng tháp ghi: “Viên Minh tháp tăng thống Tịnh Giác đại Hòa thượng Hành Nhất Thiền sư tặng phong Phổ tế hóa sinh Bồ tát thiền tòa hạ 圓明塔僧統淨覺大和尚行一禪師贈封普濟化生菩薩禪座下”.
Và một bài văn “Chí tháp” được tạc ở tầng thứ hai bên phải ngôi tháp. Bài chí được viết vào ngày tốt tháng 3 năm Vĩnh Hựu thứ 4 (1738) do đệ tử thủ tòa tự là Tính Chúc, dựng tháp soạn văn. Người viết chữ là Phạm Gia Lạc tự Như Lan, Tự thừa xã Trung Lập huyện Đường Hào. Qua bài “Chí tháp”, xin tóm lược vài nét Thiền sư Từ Sơn Hành Nhất.
Sư họ Tưởng, sinh năm Tân Dậu (1681), quê tại Hương Ngãi, huyện Chân Định, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam hạ (nay thuộc xã Bình Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình). Sư đồng chân vào đạo, đến tuổi nhược quán xuất gia với Thiền sư Chân Dung và kế thừa dòng pháp từ vị này. Năm Giáp Thìn (1724), sư đứng ra xây dựng chùa Quảng Nghiêm rồi giao cho đệ tử trụ trì. Sư tịch giờ Thân ngày 24 tháng 11 năm Đinh Tỵ (1737), thọ 57 tuổi. Tháp lập tại chùa Quảng Nghiêm và Phật Tích. Bia tháp xác định Tính Chúc Đạo Chu là đệ tử thủ tọa của Thiền sư Từ Sơn.
Kiến trúc của hai ngôi tháp Viên Minh tại chùa Quảng Nghiêm (Hải Dương) và chùa Phật Tích (Bắc Ninh), đều có sự tương đồng về hình dạng cũng như kích thước, chiều cao. Tháp Viên Minh tại chùa Quảng Nghiêm đã ghi lại thân thế và sự nghiệp của Ngài. Tháp nhỏ, cao khoảng hơn 4m, được dựng bằng đá xanh, gồm 3 tầng chưa tính tu di tọa ở dưới. Tháp hiện ở phía sau bên trái chùa Quảng Nghiêm, bên trên sườn núi. Trên tháp khắc ba chữ Viên Minh tháp 圓明塔, ngoài cửa tháp có đôi câu đối nhỏ, nội dung:
儼儼證三身並乾坤如在
陀陀圓一性超日月長明
Nghiễm nghiễm chứng tam thân, tịnh càn khôn như tại;
Đà đà viên nhất tính, siêu nhật nguyệt trường minh.
Ngoài ra, trong lòng tháp cũng có bài vị, ghi lại nội dung như sau: Viên Minh tháp Tăng thống Tịnh Giác Đại hòa thượng Hành Nhất thiền sư Tặng phong Phổ Tế Hóa Sinh Bồ tát thiền tọa hạ 圓明塔僧統凈覺大和尚行一禪師贈封普濟化生菩薩禪座下.
Thực chất, bài vị này và bài vị ở chùa Phật Tích có nội dung giống nhau. Tuy nhiên, ngoài điểm khác biệt là hai tháp ở Phật Tích và Quảng Nghiêm có kích cơ khác nhau thì trên thân tháp Viên Minh tại chùa Phật Tích cũng không hề có bài văn ghi lại công tích thiền sư. Điều đó cho thấy tháp chùa Phật Tích chỉ là thờ vọng mà thôi.
Bài minh trên tháp Viên Minh tại chùa Quảng Nghiêm được khắc chân phương, chữ viết rõ ràng, đã có một số chữ bị mờ hoặc vỡ do năm tháng. Tuy nhiên bài minh gần như còn nguyên vẹn nội dung. Với chiều cao khoảng gần 1m, với chiều ngang cũng gần như thế với phần trên nhỏ hơn theo hướng chóp tháp.
Căn cứ vào văn bia trên tháp Viên Minh được dựng ở sườn núi chùa Quảng Nghiêm (thị trấn Phú Thứ - Kinh Môn - Hải Dương) vào năm 1738, sau khi Từ Sơn Hành Nhất viên tịch. Qua đó được biết Ngài tên là Tưởng Hữu Kiên, sinh năm 1681 và mất năm 1737, thọ 57 tuổi. Thiền sư Từ Sơn quê làng Ngãi ở Chân Định, nay được xác định là Thái Bình. Thiền sư họ Tưởng, cũng vì thế nhiều nhà nghiên cứu cho rằng giữa ông và Chân Dung Tông Diễn nhiều khả năng có quan hệ gia đình. Bởi Chân Dung Tông Diễn cùng quê lại cùng họ. Thiền sư Từ Sơn theo Thầy Chân Dung tu hành lấy chữ Từ trong pháp hiệu theo kệ truyền thừa phái Tào Động.
Năm 1737, Thiền sư Từ Sơn mất, dựng Tháp thờ ở chùa Quảng Nghiêm và chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Nhiều câu hỏi được đặt ra, tại sao Thiền sư Từ Sơn được thờ ở chùa Phật Tích, một Tổ đình phái Lâm Tế, bài vị vẫn ghi Từ Sơn Hành Nhất? Điều này cho thấy, Như Sơn với chữ Như đã tuân theo bài kệ truyền thừa phái Lâm Tế. Sau này, nhiều chùa Lâm Tế, Tào Động đều có thờ tổ, có bài vị để vọng tưởng đến sự nghiệp của tổ Từ Sơn – Như Sơn với sự phát triển của sơn môn pháp phái và lịch sử Phật giáo Việt Nam.
🌟 Cùng đi theo hành trình Nghiên cứu bảo tháp Phật giáo dự án nghiên cứu của Chốn Thiêng









Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Chùa Phật Tích
Địa chỉ 295, Tiên Du, Bắc Ninh, Vietnam
Thêm bởi admin
Vào ngày 2012-09-28 21:57:45
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất