Đình làng Phú Điền
Xếp hạng quốc gia đặc biệt Khu di tích Bà Triệu |
|
Tổng quan
Đình làng Phú Điền thuộc làng Phú Điền, xã Triệu Lộc cũng nằm trong khu di tích Bà Triệu. Đây là ngôi đình cổ được dân làng Phú Điền xây dựng để thờ Thành Hoàng làng. Điều đặc biệt, Thành Hoàng làng của làng cũng chính là nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Ngôi đình vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính của làng quê Bắc bộ xưa khi có cây đa, giếng nước, sân đình.
Toạ độ
Hình ảnh
[xem cả trang] [Google Images]
ĐÌNH PHÚ ĐIỀN
Thái thú Sĩ Nhiếp cát cứ Giao Châu, khi Đông Hán suy yếu, Trung Quốc chia làm ba nước: Tào Ngụy, Thục Hán, Đông Ngô. Giao Châu thuộc về Đông Ngô, năm 226 Sĩ Nhiếp mất, con là Sĩ Huy tự xưng làm Thái thú. Vua Đông Ngô là Tôn Quyền bèn cắt đất Giao Châu, từ Hợp Phố về bắc gọi là Quảng Châu, sai Trần Thì sang làm Thái thú Giao Châu. Sĩ Huy ra sức chống cự, bị quân Đông Ngô lừa bắt giết chết cả nhà, chiến sự tràn xuống tới Cửu Chân, dân chúng bị sát hại vô số.
Triệu Thị Trinh, sinh năm 226 tại Quân Yên quận Cửu Chân nay là Quan Yên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Lớn lên trong thời kỳ đất nước đại loạn, nhân dân lầm than, năm 19 tuổi, Triệu Nương giết chết người chị dâu lăng loàn rồi bỏ nhà lên núi Nưa, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa mưu sự việc lớn, mới chỉ vài năm đã chiêu mộ được hơn ngàn tráng sĩ.
Năm 248, Bà Triệu bàn với anh trai là Triệu Quốc Đạt, đang làm một chức quan nhỏ ở địa phương về việc khởi binh chống lại Đông Ngô. Từ hai căn cứ vùng núi Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm huyện trị Tư Phố nằm ở hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng Sông Mã. Nghĩa quân đang lúc phát triển thì chủ tướng Triệu Quốc Đạt lâm bệnh rồi qua đời, Bà Triệu thay anh lãnh đạo ba quân.
Với tài thao lược, cuộc khởi nghĩa ngày càng lan rộng, Bà cho xây dựng phòng tuyến ven biển từ cửa Thần Phù đến Bồ Điền để chặn giặc tràn xuống. Bồ Điền nay là Phú Điền, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa do ba anh em họ Lý trấn giữ. Tôn Quyền đặc phái Lục Dận sang làm thứ sử Giao Châu, đem theo 8.000 quân tinh nhuệ. Đến nơi, tướng Lục Dận dùng của cải mua chuộc một số lãnh tụ địa phương để làm suy yếu và chia rẽ lực lượng nghĩa quân.
Tại căn cứ Bồ Điền, nghĩa quân bị bao vây, các cứ điểm vùng giải phóng tan rã, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên đỉnh núi Tùng vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi. Ba anh em họ Lý an táng nữ chủ tướng trên đỉnh núi, sau đó giải tán nghĩa quân để tránh thương vong, xong việc ba ông quỳ dưới chân núi bái vọng rồi cùng tự vẫn.
Hiện nay tại Phú Điền, núi Tùng vẫn con lăng mộ của Bà Triệu và ba anh em họ Lý, nguyên xưa nơi đó lập một ngôi đền, đến thời Lê mới xây đình lớn giữa làng và rước bà cùng các bộ tướng về thờ. Đình làng Phú Điền lưu giữ nhiều mảng chạm khắc thời Lê, nổi bật là các hình tượng tiên nữ cưỡi rồng, voi đen, ngựa trắng... những hình ảnh gợi nhớ về Triệu nữ vương anh hùng thuở trước! Đình đang lưu giữ 64 đạo sắc phong, và là một trong các di tích quan trọng của cụm di tích Quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu, gắn liền với lễ hộ Đền Bà Triệu cũng đã được công nhận là Di sản phi vật thể Quốc gia.
Bài viết
Bình luận
Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
|
|
Địa chỉ |
Ngõ Chùa, làng Phú Hoa, Triệu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá, Vietnam |
Thêm bởi |
admin |
Vào ngày |
2017-11-10 05:12:56 |
Các thành viên |
|
|
|
(867 m) |
(4.06 km) |
(5.79 km) |
(5.66 km) |
(6.08 km) |
(6.47 km) |
(8.15 km) |
(9.91 km) |
|