Landmarks

Nhà thờ họ Bùi

Thiệu đức đường

Tổng quan

THIỆU ĐỨC ĐƯỜNG "Kiểu Huế" GIỮA LÒNG HÀ NỘI Đoàn điền dã, tới thăm Thiệu Đức đường trong một chiều mưa "xứ Huế" tại làng Liên Bạt (làng Bặt), huyện Ứng Hoà, Hà Nội. Nơi đây, ghi dấu của các vị đại thần cuối triều Nguyễn, đồng thời cũng là các bậc lão thành trong chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Di tích hiện lưu giữ nhiều hiện vật lịch sử quý giá, đặc biệt là hàng ngàn trang tư liệu từ Hán văn, Quốc ngữ, Pháp ngữ, các bức thư tay của các cụ họ Bùi.... Theo Gia phả do các cụ Bùi Bằng Phấn, Bùi Bằng Thuận và Bùi Bằng Đoàn lập lại vào năm Giáp Thân đời vua Bảo Đại (1944) thì họ này vốn gốc họ Nguyễn, đến đời cụ Thanh Hòa đổi thành họ Bùi (không rõ nguyên do), sống vào khoảng niên hiệu Long Khánh đời vua Trần Dụ Tông (1373 - 1377). Họ Bùi gốc Nguyễn làng Bặt đến đời thứ bảy, thời Hậu Lê thì bắt đầu phát khoa với cụ Bùi Châm, hiệu là Đoan Lương, đỗ Sinh đồ khoa Ất Dậu niên hiệu Vĩnh Thịnh (năm 1705). Hai đời tiếp theo (8, 9) đều có người đỗ Sinh đồ là cụ Bùi Bỉnh Di (con cụ Bùi Châm, đỗ khoa Quý Hợi niên hiệu Cảnh Hưng, 1743) và cụ Bùi Thuyên (không rõ khoa đỗ). Đến đời thứ 11 mạch học lại được kế tiếp với cụ Bùi Trí Trung (Tú tài khoa Tân Mão đời vua Minh Mạng, 1831) và lại kế tiếp ở hai đời sau (12, 13): cụ Bùi Huy Cán (cháu gọi cụ Bùi Chí Trung là chú ruột, Tú tài khoa Tân Sửu, đời vua Thiệu Trị (năm 1841) và cụ Bùi Huy Toán, con cụ Bùi Huy Cán), đỗ cùng khoa với cha. Dòng họ Bùi làng Bặt đến đời cụ Bùi Châm bắt đầu phân chi, chi thứ của cụ Bỉnh Hành gọi là tiểu tông, có nhà thờ Dụ Đức đường. Đến đời thứ 10, chi Tiểu tông này lại phân ngành, ngành trưởng vẫn giữ nhà thờ Dụ Đức đường; còn ngành thứ là cụ Bùi Tới hay Bùi Đình Nhuận, có nhà thờ Thế Đức đường. Ngành này phát khoa rực rỡ với 2 Tiến sĩ và 2 Cử nhân, 2 Tú tài mà người mở đầu là cụ Bùi Tuấn (đời thứ 11). Cụ Bùi Tuấn, tự là Trạch Phủ, hiệu là Khắc Trai, là người đỗ đại khoa của họ Bùi, cũng là của cả làng Bặt. Khoa Ất Dậu đời Vua Minh Mạng (năm 1825), cụ đỗ Sinh đồ khi mới 18 tuổi; sau đó lại đỗ Tú tài tại 3 khoa : Mậu Tý (1828), Tân Mão (1831) và Đinh Dậu (1837). Đến khoa Canh Tý (1840), cụ đỗ Giải nguyên khoa thi Hương tại trường thi Hà Nội. Năm sau (Tân Sửu, đời Vua Thiệu Trị - 1841), cụ đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Trong 31 năm, cụ trải nhiều chức quan khác nhau, cao nhất là Quyền Tổng đốc Ninh - Thái, khi mất được tặng hàm Thái tử, Thiếu bảo. Cụ Bùi Tuấn có 6 người con trai, trong đó chỉ có người con thứ sáu là cụ Bùi Vi là đỗ đạt. Khi cụ Bùi Tuấn mất thì cụ Bùi Vi mới 3 tuổi, nhưng lớn lên vẫn gắng học tập và đỗ Cử nhân hạng thứ 17/ 42 khoa Canh Tý niên hiệu Thành Thái (năm 1900) tại trường Thừa Thiên, làm Giáo thụ phủ Bình Giang (tỉnh Hải Dương). Những người còn lại đều không đỗ đạt, song người con cả là cụ Bùi Kiệm, sinh được 2 con trai, con trai cả là cụ Bùi Hữu Nghiêm, 2 lần đỗ Tú tài dưới thời vua Thành Thái (1894, 1897). Người con thứ hai là cụ Bùi Tập, được tập ấm, làm quan đến Tuần phủ tỉnh Hưng Hóa, hàm Thị lang, sinh được 3 người con trai làm rạng danh họ Bùi: * Con cả là cụ Bùi Bằng Phấn: là cháu nội cụ Bùi Tuấn. Thuở nhỏ, cụ cùng các em sống với bố ở Nam Định. Nhưng rồi, lần lượt bố và mẹ mất trong hai năm liền (1894 - 1895). Cụ cùng 5 em đều ở tuổi thơ ấu (14, 13, 11, 7, 5, 3 tuổi) phải trở về quê, ăn học dưới mái nhà thờ Thiệu Đức đường, với sự giúp đỡ của người chú rể là Thiếu bảo Dương Lâm - người làng Vân Đình cùng các chú bác trong gia tộc. Đến năm Bính Ngọ đời vua Thành Thái, cả ba anh em cùng đi thi thì cụ Bùi Bằng Phấn đỗ Tú tài, còn hai em là Bằng Thuận và Bằng Đoàn đều đỗ Cử nhân. Ba anh em đỗ cùng khoa là hiện tượng ít thấy khi đó. Về sau, cụ Bùi Bằng Phấn nghĩ mình là con trưởng, phải có trách nhiệm trông nom nhà thờ, phần mộ tổ tiên nên cụ ở nhà không đi thi tiếp. * Con thứ là cụ Bùi Bằng Thuận: tự là Dực Khanh, hiệu là Liên Đường, là em cụ Bùi Phấn, cháu ruột Cử nhân Bùi Vi. Cụ dự thi hai khoa chỉ đỗ thấp hoặc không đỗ. Đến khoa Bính Ngọ (1906) mới đỗ Cử nhân hạng thứ 7/ 50 khoa tại trường thi Hà Nam (khoa này, anh cụ là Bằng Phấn đỗ Tú tài, em là Bằng Đoàn đỗ Cử nhân). Vào thi Đình không đạt. Tháng Ba năm Bính Thìn đời vua Khải Định (năm 1916), dự kỳ thi Hội và đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, rồi làm quan đến Tuần phủ tỉnh Bắc Giang, Tham tri. Đầu năm 1939, về trí sĩ. * Con thứ ba là cụ Bùi Bằng Đoàn: hiệu là Phù Khanh, đỗ Cử nhân hạng 47/ 50 cùng khoa với Tiến sĩ Bùi Bằng Thuận, làm quan đến Thượng thư bộ Hình. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, cụ Bùi Bằng Đoàn về quê ở Bặt Chùa ẩn dật. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cụ tham gia vào các hoạt động của tổ chức yêu nước ở Hà Nội rồi lên chiến khu Việt Bắc tham gia các hoạt động kháng chiến, rồi làm Trưởng ban Thường vụ Quốc hội. (Theo Giáo Sư Bùi Xuân Đính)

(Nguồn: Bùi Xuân Đính)

Toạ độ

Retrieving
 

Hình ảnh [xem cả trang] [Google Images]


 © Cụ Bùi Tập

 © Cổng Thiệu Đức đường
















 © Bản đồ kinh thành Huế

 © Bản đồ Đại nội Huế


 © Cụ Bùi Tập

 © Cụ Bùi Bằng Phấn

 © Cụ Bùi Bằng Thuận

 © Cụ Bùi Bằng Đoàn

 © Phu nhân cụ Bùi Tập

 © Phu nhân cụ Bùi Bằng Phấn


Bài viết



Liên kết [Google search]



Bình luận

Lưu ý: chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung các bình luận của bạn đọc
Nhà thờ họ Bùi
Địa chỉ
Thêm bởi admin
Vào ngày 2023-09-09 06:21:29
Các thành viên
Thời tiết tại đây  ...
Các địa điểm gần nhất